Boeing Bird of Prey

Bird of Prey
Kiểu Máy bay thử nghiệm trình diễn công nghệ tàng hình
Quốc gia chế tạo Hoa Kỳ
Hãng sản xuất McDonnell Douglas / Boeing
Chuyến bay đầu tiên Ngày 11 tháng 9 năm 1996
Ngừng hoạt động Tháng 4 năm 1999
Tình trạng Trưng bày tại bảo tàng
Số lượng sản xuất 1 chiếc

Boeing Bird of Prey là một loại máy bay thử nghiệm trình diễn công nghệ tàng hình thuộc dự án đen của Mỹ, được phát triển bởi McDonnell Douglas và Boeing vào thập niên 1990.[1] Công ty tham gia dự án đã tài trợ 67 triệu USD,[1] và đây là một chương trình có chi phí thấp so với nhiều chương trình khác có quy mô tương tự. Công nghệ và vật liệu phát triển cho Bird of Prey sau này được sử dụng trên máy bay chiến đấu không người lái Boeing X-45. Bird of Prey là một dự án nội bộ, do đó nó không được đặt tên định danh là máy bay-X. Mỹ không có kế hoạch đưa loại máy bay này vào sản xuất hàng loạt, và chỉ dùng cho trình diễn công nghệ.

Thiết kế và phát triển

Bộ phận Phantom Works của công ty McDonnell Douglas bắt đầu phát triển chiếc Bird of Prey vào năm 1992 tại Khu vực 51 ở bang Nevada. Tên của máy bay được lấy cảm hứng từ tàu chiến vũ trụ Klingon Bird of Prey trong loạt phim truyền hình Star Trek.[2] Sau khi Boeing và McDonnell Douglas sáp nhập vào năm 1997, bộ phận Phantom Works trực thuộc công ty con Boeing Defense, Space & Security.

Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 1996, và có thêm 39 chuyến bay nữa được thực hiện cho đến khi chương trình kết thúc vào năm 1999.[1] Bird of Prey có thiết kế tàng hình để ngăn chặn việc bị phát hiện hoặc bị theo dõi, và được cho là đã từng trải qua thử nghiệm khả năng ngụy trang chủ động, nghĩa là bề mặt lớp vỏ có thể thay đổi màu sắc hoặc độ sáng để phù hợp với môi trường xung quanh.[3]

Vì là máy bay trình diễn nên Bird of Prey sử dụng động cơ tua-bin phản lực cánh quạt thuộc hàng thương mại có sẵn trên thị trường, còn hệ thống thủy lực phải điều khiển bằng thủ công thay vì bằng hệ thống máy tính giao diện điện tử (fly-by-wire). Điều này rút ngắn thời gian phát triển chế tạo và tiệt kiệm chi phí đáng kể. (Một chiếc máy bay thuộc loại sản xuất hàng loạt sẽ có bộ điều khiển bằng máy tính).

Hình dạng của Bird of Prey đủ ổn định về mặt khí động học để có thể bay mà không cần chỉnh sửa bằng máy tính. Độ ổn định khí động học một phần là do lực nâng được tạo bởi mép cánh nhô ra dọc theo thân máy bay (chine) tương tự một số máy bay khác như SR-71 Blackbird. Điều này giúp cung cấp lực nâng cho phần mũi khi đang bay. Hình dạng này giúp máy bay ổn định mà không cần phải có đuôi ngang và bánh lái thẳng đứng thông thường, hiện là hình dạng tiêu chuẩn cho máy bay không người lái tàng hình sau này như X-45X-47, và chúng chính là những máy bay không đuôi sử dụng bánh lái kéo (phanh hơi ở đầu cánh sử dụng không đối xứng) để kiểm soát sự lúc lắc và sự lệch hướng.

Ngày 18 tháng 10 năm 2002, Bird of Prey được công bố tên định danh ngầm là YF-118G.[1][4]

Trưng bày

Bird of Prey trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa Kỳ

Bird of Prey được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa Kỳ ở căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio vào ngày 16 tháng 7 năm 2003.

Thông số kỹ thuật

Dữ liệu lấy từ Jane's All The World's Aircraft 2003–2004[5]

Đặc điểm tổng quát

  • Phi hành đoàn: 1 người
  • Chiều dài: 14,22 m (46 ft 8 in)
  • Sải cánh: 6,91 m (22 ft 8 in)
  • Chiều cao: 2,82 m (9 ft 3 in)
  • Diện tích cánh: 20,4 m2 (220 ft2)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 3.356 kg (7.400 lb)
  • Động cơ: 1 × Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Pratt & Whitney Canada JT15D-5C, cung cấp lực đẩy 14,2 kN (3.190 lbf)

Hiệu suất bay

  • Vận tốc tối đa: 482 km/h (299 dặm/giờ; 260 hải lý/giờ)
  • Trần bay: 6.100 m (20.000 ft)

Xem thêm

Máy bay có sự phát triển liên quan

Máy bay có vai trò, cấu hình và thời đại tương đương

Tham khảo

  1. ^ a b c d "Boeing Unveils Bird of Prey Stealth Technology Demonstrator" Lưu trữ 2004-10-10 tại Wayback Machine. Boeing. Ngày 18 tháng 10 năm 2002.
  2. ^ National Museum of the United States Air Force literature
  3. ^ "Now you see it, now you won't: Boeing lifts the veil on stealthy Bird of Prey". Jane's International Defence Review. Ngày 2 tháng 12 năm 2002.
  4. ^ Suciu, Peter (ngày 1 tháng 5 năm 2020). “Boeing's Stealth YF-118G 'Bird of Prey' Was Straight Out of Science Fiction”. The National Interest. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ Jackson 2003, tr. 580.
  • Jackson, Paul. Jane's All The World's Aircraft 2003–2004 . Coulsdon, Vương quốc Anh: Jane's Information Group, năm 2003. ISBN 0-7106-2537-5.

Liên kết ngoài

  • YF-118G Bird Of Prey: 'Chiến binh tàng hình' bị lãng quên trong lịch sử
  • x
  • t
  • s
Máy bay quân sự và tàu vũ trụ do McDonnell và McDonnell Douglas chế tạo
Tiêm kích
USAAF / USAF
Xuất khẩu
  • F-4 Phantom (RAAF)
  • F-4K · F-4M · F-4J(UK)
  • CF-18 / CF-188
Cấp giấy phép
Cường kích
USN / USMC
Xuất khẩu
  • A-4G
Huấn luyện
Vận tải
Hải quân Hoa Kỳ
C-9
Cấp giấy phép
  • Model 188 (Bréguet 941)
Trực thăng
Hải quân Hoa Kỳ
Khác
  • McDonnell 120 Flying Crane
  • MD500
Drone / UAV
Không quân Hoa Kỳ
  • ADM-20
Hải quân Hoa Kỳ
  • KDH
  • KUD
Khác
  • Aquiline
Thử nghiệm
Lục quân Hoa Kỳ / USAF
  • XV-1
  • X-36
  • F-15 STOL/MTD
  • Bird of Prey
  • DC-X
Tàu vũ trụ
Không quân Hoa Kỳ
  • Blue Gemini
  • x
  • t
  • s
Máy bay quân sự Boeing
Tiêm kích / cường kích
Ném bom
Vận tải động cơ piston
Vận tải động cơ phản lực
Vận tải-chở nhiên liệu
Huấn luyện
Tuần tra và giám sát
Trinh sát
Drone/UAV
Thử nghiệm / nguyên mẫu
  • x
  • t
  • s
 Hoa Kỳ
Máy bay thử nghiệm
Máy bay tiêm kích
Máy bay ném bom
UAV
 Trung Quốc
Máy bay tiêm kích
Máy bay ném bom
  • Xian H-20
UAV
  • Hongdu GJ-11
  • AVIC Dark Sword
  • CAIG Wing Loong-10
  • CASC Rainbow-7
  • CASIC Tianying
  • FL-71
 Nga
Máy bay thử nghiệm
Máy bay tiêm kích
Máy bay ném bom
UAV
 Ấn Độ
Máy bay tiêm kích
UAV
  • DRDO Ghatak
 Anh
Máy bay tiêm kích
  • BAE Systems Tempest
UAV
  • BAE Systems Taranis
 Pháp
Máy bay tiêm kích
  • FCAS
UAV
  • Dassault nEUROn
 Thụy Điển
Máy bay tiêm kích
  • Flygsystem 2020
 Thổ Nhĩ Kỳ
Máy bay tiêm kích
UAV
  • Bayraktar Kızılelma
 Iran
Máy bay tiêm kích
 Nhật Bản
Máy bay thử nghiệm
Máy bay tiêm kích
  • Mitsubishi F-X
 Hàn Quốc
Máy bay tiêm kích
Northrop N-9M (Hoa Kỳ) và Horten Ho 229 (Đức Quốc Xã) lần lượt là máy bay tàng hình dạng cánh bay chạy bằng cánh quạt và chạy bằng động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới