Lễ hội khỏa thân Nhật Bản

Lễ hội khỏa thân Nhật Bản
Lễ hội khỏa thân Nhật Bản
Tên chính thứcHadaka Matsuri
Cử hành bởiNhật Bản
Ý nghĩaCầu nguyện một vụ mùa bội thu, thịnh vượng và sinh sản
Ngàyngày thứ bảy lần thứ ba của tháng 2
Hoạt độngkhỏa thân để giành một lá bùa que

Lễ hội khoả thân Nhật Bản hay Hadaka Matsuri (裸祭り, "Naked Festival"?) là lễ hội diễn ra vào ngày thứ 7 tuần thứ ba của tháng 2 hàng năm tại ngôi đền Saidaiji Kannon tại thành phố Okayama, miền Tây Nhật Bản[1]. Trong lễ hội, những người đàn ông phải cởi bỏ hết quần áo trong cái lạnh thấu xương của mùa đông nước Nhật, họ chỉ mặc duy nhất một chiếc khố trắng được gọi là fundoshi và mang một đôi tất trắng có tên là tabi.[2]

Lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri Nhật Bản, thu hút tới hơn 9.000 nam giới Nhật Bản tham gia mỗi năm.[3] Hàng nghìn người đóng khố và cởi trần khi tham dự lễ hội ở ngôi đền Saidaiji tại thành phố Okayama. [4] Trong thời tiết lạnh giá, họ sẽ tranh nhau cặp bùa que may mắn mang tên Shingi [5] do một đạo sĩ ném xuống từ độ cao hơn 4 m.[6] Người Nhật cho rằng, ai bắt được cặp que này sẽ hưởng may mắn trong suốt 12 tháng của năm.Trước khi bắt bùa may mắn, những người tham gia phải lội qua một bể nước lạnh để rửa sạch cơ thể.[7]

Lịch sử

Hadaka Matsuri ra đời từ 500 năm trước và khởi nguồn từ ngôi đền Saidaiji và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.[8] Lúc đầu, người tham gia tranh nhau tấm bùa giấy, nhưng do nó dễ rách nên sau này người ta thay nó bằng que gỗ. [9]

Nghi lễ

Lễ hội Hadaka Matsuri thu hút rất nhiều người

Ở Saidaiji, những ngày lạnh nhất trong năm thường là tháng 2, hàng ngàn nam giới là tín đồ Thần đạo sẽ cởi trần, đóng khố, uống rượu sake để thanh tẩy, sau đó la hét và chạy nhảy để làm nóng người.[10] Sau đó, họ bước vào thác nước lạnh để thanh tẩy cơ thể trước khi bước vào ngôi đền linh thiêng.[6]

Đúng 10 giờ đêm diễn ra lễ hội, đèn điện trong ngôi đền sẽ tắt hết, một vị đạo sĩ đứng từ cửa sổ sẽ ném xuống đám đông hai chiếc que may mắn (gọi là Shingi, que dài 20 cm, đường kính 4 cm).[11]

Người tham gia lễ hội ra sức giành lấy Shingi về tay mình bởi vì theo truyền thuyết, ai giữ được Shingi lâu nhất và bỏ được que gỗ vào chiếc hộp gọi là masu thì sẽ gặp may mắn và hạnh phúc trong cả 12 tháng.

Những người khác sẽ cố chạm vào người nào lấy được chiếc gậy để mong may mắn được lan toả, rồi mọi người trở về trong trật tự.

Điện ảnh

Lễ hội khỏa thân Nhật Bản Hadaka Matsuri được tái hiện trong phim Lâm nghiệp (phim) sản xuất năm 2014.[12]

Xem thêm

  • Amezaiku
  • Lâm nghiệp (phim)

Chú thích

  1. ^ “Những lễ hội kỳ quặc nhưng hút khách khắp hành tinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ “9.000 người dự lễ hội khỏa thân”.
  3. ^ “Lễ hội đàn ông khỏa thân ở Nhật Bản”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ “Thanh niên Nhật tưng bừng trong lễ hội khỏa thân lớn nhất trong năm”.
  5. ^ “9.000 người tham gia lễ hội khỏa thân ở Nhật Bản”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  6. ^ a b “3 lễ hội tranh cướp ở châu Á”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ “Nhật Bản: Hàng vạn người khỏa thân tranh cướp 'gậy thần'”. VTC.
  8. ^ Saidai-ji Eyo Hadaka Matsuri
  9. ^ “Đàn ông Nhật khỏa thân để tranh cặp que may mắn”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ “Những lễ hội dị thường ở Nhật”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017.
  11. ^ “Lễ hội 10 ngàn nam giới khoả thân độc đáo ở Nhật Bản”.
  12. ^ “染谷将太「WOOD JOB!」特報公開 ヒルに血を吸われ、ふんどし一枚で体当たり演技” [Shota Sometani on "Wood Job": tough acting wearing only a loincloth and bitten by leeches]. Eiga.com (bằng tiếng Nhật). Japan: Eiga.com Inc. ngày 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.