Thủy điện Đăk R’Tih

Thủy điện Đăk R’Tih 1 trên bản đồ Việt Nam
Thủy điện Đăk R’Tih 1
Thủy điện Đăk R’Tih 1
Thủy điện Đăk R’Tih 1 (Việt Nam)

Thủy điện Đăk R’Tih là công trình thủy điện xây dựng trên dòng Đăk R’tih tại vùng đất giáp ranh thành phố Gia Nghĩa và xã Nhân Cơ huyện Đăk R’lấp tỉnh Đắk Nông, Việt Nam [1][2][note 1].

Thủy điện Đăk R’Tih có tổng công suất 144 MW với hai bậc cách nhau cỡ hơn 3 km theo dòng sông:

  • Bậc trên là Đăk R’Tih 1 có công suất 82 MW với 2 tổ máy, diện tích hồ chứa là 11,08 km²;
  • Bậc dưới là Đăk R’Tih 2 có công suất 62 MW với 2 tổ máy, diện tích hồ chứa là 0,166 km² 11°55′45″B 107°39′25″Đ / 11,92917°B 107,65694°Đ / 11.92917; 107.65694 (Đăk R’Tih 2).

Công trình khởi công tháng 2/2007 hoàn thành tháng 8/2011.[2][3][4][5]

Quốc lộ 14 đi qua vùng đất giữa các hồ của Đăk R’Tih 1 với hai cầu là cầu Đăk R’Tih 1cầu Đăk R’Tih 2. Khi làm thủy điện thì dòng chảy ở chân các cầu này bị chặn, chuyển sang kênh dẫn cách dòng cũ 3 km về phía thị xã Gia Nghĩa, dẫn tới hồ nhỏ trước nhà máy điện.

Đăk R’tih

Đăk R’tih là phụ lưu cấp 2 của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ các suối ở vùng núi xã Đăk Buk SoĐăk R'Tih huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông.

Đăk R’tih chảy uốn lượn về hướng nam đến thị trấn Kiến Đức huyện Đăk R’lấp thì đổi hướng đông nam rồi hướng đông.

Khi đến gần thị xã Gia Nghĩaquốc lộ 14 thì nó tiếp nhận nước từ dòng Đăk N'Drung, chuyển hướng nam và đổ vào dòng sông Đắk Nông, từ đó đổ vào sông Đồng Nai [6].

Tác động môi trường

Các hồ thủy điện Đăk R’Tih tạo cảnh quan vùng nước cho vùng, đạc biệt là thị xã Gia Nghĩa phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản và tưới tiêu. Tuy nhiên lượng nước của hồ thường thiếu để phát điện. Nghiên cứu xác định được thấm không phải là nguyên nhân gây thiếu nước của hồ Đăk R’tih, mà nguyên nhân là do lượng mưa hàng năm giảm, đặc biệt là lượng mưa trong mùa khô giảm mạnh, diện tích rừng trong khu vực giảm hơn 80% từ 2005 – 2010, từ đó làm giảm lượng nước về hồ cũng như làm giảm lượng nước bổ sung cho tầng đất chứa nước [7].

Chỉ dẫn

  1. ^ Trong tiếng các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer ở Tây Nguyên và trong tiếng Việt cổ (trước thế kỷ 16, xem Chữ Nôm) thì đăk đã có nghĩa là nước, sông, suối, còn krông nghĩa là sông.

Tham khảo

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Sắc thu bình yên trên các công trình Thủy điện TV2 Lưu trữ 2016-12-20 tại Wayback Machine. Cty CP pecc2, 19/11/2014. Truy cập 11/12/2016.
  3. ^ Phát điện 4 tổ máy thủy điện Đăk R’tih. Baoxaydung, 19/12/2011. Truy cập 11/12/2016.
  4. ^ Hòa lưới điện quốc gia 4 tổ máy Thủy điện Đăk R’Tih. Trang tin ngành điện, 17/10/2011. Truy cập 11/12/2016.
  5. ^ Theo Trang tin ngành điện thì ngày hoàn thành phải là lúc phát điện thương phẩm tháng 10/2011.
  6. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 các tờ D-48-95D & 96C, C-48-12A. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
  7. ^ Trương Minh Hoàng, Hoàng Trường Sơn. Nguyên nhân gây thiếu nước hồ thủy điện Đăk R'Tih – Tỉnh Đắk Nông. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - T. 18, S. 1M, 2015.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Hình tượng sơ khai Bài viết về điện lực Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Thủy điện trong lưu vực sông Đồng Nai
Dòng chính
Trên các
phụ lưu

Thủy điện Việt Nam: Mê Kông, Sg Hồng, Đông Bắc, Sg Mã, Sg Lam, Thạch Hãn, Sg Hương, Thu Bồn, Sg Ba, Trà Khúc, Đồng Nai · Điện mặt trời Việt Nam · Điện gió Việt Nam